Không cần mua bảo hiểm tài sản khi vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây là một trong những điểm mới về vay vốn đầu tư theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP vừa được chính ban hành ngày 07/11/2023.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nội dung trên thông qua bài viết sau:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể áp dụng
1. Bảo hiểm tài sản là gì? Không cần mua bảo hiểm tài sản trong trường hợp nào?
Đây là một hình thức được ký kết giữa hai bên mua và bán bảo hiểm nhằm đảm bảo tài sản trước những tai nạn bất ngờ. Tài sản được bảo vệ sẽ bao gồm tài sản có thực, tài sản có giá trị vật chất được quy đổi thành tiền và các quyền về kiểm soát tài sản đó, cụ thể như:
- Nhà cửa
- Máy móc
- Hàng hóa như gia súc, gia cầm hoặc mùa màng,…
- Phương tiện vận tải
- Tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền
2. Các loại bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay
Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Đây là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro cháy, nổ mà nhiều doanh nghiệp bắt buộc mua theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018, cho các tài sản sau:
- Nhà cửa
- Công trình kiến trúc
- Máy móc và các trang thiết bị
- Hàng hóa, vật tư và một số tài sản khác
>>> Xem thêm: Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì?
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Đây là loại hình bảo vệ tài sản trước những thiệt hại vật chất ngẫu nhiên, bất ngờ, không lường trước được như:
- Hoả hoạn và sét đánh gây nổ
- Nổ
- Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng
- Gây rối, đình công, bế xưởng
- Thiệt hại do hành động ác ý
- Động đất hay núi lửa phun
- Giông và bão
- Giông, bão, lụt
- Tràn nước từ các bể và thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước
- Đâm va do xe cộ và súc vật
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Loại hình bảo vệ trước những mất mát do sự gián đoạn kinh doanh vì một số rủi ro nhất định. Những mất mát này có thể gồm giảm sút lợi nhuận gộp do giảm doanh thu, thiệt hại vật chất, gia tăng về chi phí kinh doanh. Phạm vi bảo vệ của gói bảo hiểm này sẽ gồm:
- Bồi thường lợi nhuận và một số chi phí cố định (nếu có) mà người được bảo hiểm phải trả trong khi ngừng kinh doanh vì các thiệt hại bất ngờ xảy ra với tài sản được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Chi trả thêm các chi phí khác để giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh bị ảnh hưởng như phí tạm thuê nhà xưởng hoặc máy móc, chi phí tăng ca, cước phí vận chuyển khẩn cấp,…
- Các chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất của việc gián đoạn kinh doanh chỉ được bồi thường nếu có thỏa thuận riêng
3. Không cần mua bảo hiểm tài sản khi vay vốn theo quy định mới.
Trước đây, doanh nghiệp vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Khuất Duy Tiến có thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật không?
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định 78/2023, quy định phải mua bảo hiểm tài sản bảo đảm tiền vay đã được bãi bỏ. Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam không cần phải mua bảo hiểm khoản vay.
Nghị định 78 sửa đổi nhiều nội dung tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng cơ hội vay vốn cho các chủ đầu tư dự án thuộc Danh mục vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Điều 6 Nghị định 32/2017 như sau:
– Khách hàng có dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án hiệu quả; có khả năng tài chính để trả nợ tại thời điểm xem xét, quyết định cho vay.
Trước đây: Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay.
– Vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không gồm vốn lưu động), mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ.
Trước đây: Quy định về việc loại trừ điều kiện này với các dự án đặc biệt do Thủ tướng quyết định.
– Khách hàng không có nợ xấu tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay.
Trước đó: Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay.
– Bỏ điều kiện phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm.Theo đó, doanh nghiệp không hạch toán, báo cáo tài chính và kiểm toán hằng năm vẫn được xem xét vay tín dụng đầu tư của nhà nước.
Nghị định 78/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2023.
Trên đây là giải đáp chi tiết về “Không cần mua bảo hiểm tài sản khi vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>>> Nhờ người thân làm thủ tục xin cấp sổ đỏ hộ có được không? Làm thủ tục tại cơ quan nhà nước nào?
>>> Nên công chứng hợp đồng mua bán nhà tại văn phòng công chứng nào để nhận được dịch vụ công chứng uy tín, nhanh gọn nhất?
>>> Trung bình hiện nay giá phí công chứng mua bán nhà tại các văn phòng công chứng là bao nhiêu?
>>> Những điều cần lưu ý khi thực hiện dịch vụ công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại các văn phòng công chứng.
>>> Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật có những tiêu chuẩn gì từ 16/12/2023?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch