Những quy định mới về phòng cháy chữa cháy vừa được Bộ Xây dựng đã ban hành trong thông tư 09/2023/TT-BXD, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Sau đây là một số quy định mới về phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình áp dụng từ 01/12/2023. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai chuyên thực hiện các dịch vụ công chứng sổ đỏ, giấy tờ nhà đất uy tín, chất lượng.
1. Những quy định về nhà ở dùng để kinh doanh:
Những quy , Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm trên 30% tổng diện tích sàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD.
Từ ngày 01/12/2023, phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy đối với loại nhà kiểu trên sẽ được Thông tư Thông tư 09/2023/TT-BXD sửa đổi thành nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô như sau:
– Cao từ 07 tầng trở lên hoặc có chiều cao phòng cháy chữa cháy (PCCC) từ 25 m trở lên;
– Hoặc có khối tích từ 5 000 m3 trở lên;
– Hoặc có nhiều hơn 01 tầng hầm đến 03 tầng hầm.
Lưu ý: Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp các mục đích sử dụng khác, nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô khác với quy mô đã nêu thì có thể áp dụng các yêu cầu an toàn cháy trong tiêu chuẩn về nhà ở riêng lẻ, các tài liệu chuẩn khác để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định có liên quan.
2. Cho phép sử dụng quy chuẩn nước ngoài, quy chuẩn địa phương
Đây là một sự bổ sung mới đáng chú ý của những quy định về phòng cháy, chữa cháy nhà và công trình. Theo đó, Quy chuẩn sửa đổi cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại 1.5 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.
>>> Xem thêm: Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế bao gồm những bước gì? Cách tiến hành các thủ tục nhanh chóng, gọn lẹ nhất?
Thêm vào đó, các địa phương cũng được tự ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định tại các phần 3, 4, 5, 6 và các phụ lục của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
3. Yêu cầu sử dụng vách ngăn cháy loại 1 để ngăn khói
Những quy định mới, tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác (hiện nay chỉ yêu cầu sử dụng tường ngăn cháy loại 2).
Các nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4 có chiều cao PCCC dưới 28m nếu không thể bố trí được lối đi riêng ra bên ngoài mà phải đi qua sảnh chung thì lối vào buồng thang bộ chung từ các tầng hầm phải đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1, và phải có vách ngăn cháy loại 1 ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ.
Điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho con người khi xảy ra sự cố cháy nổ.
4. Những quy định về khoảng cách giữa 2 lối ra thoát nạn tối thiểu là 7m
Khi nhà có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán. Khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải bảo đảm khả năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong nhà đó.
Tuy nhiên QCVN 06:2022/BXD chưa quy định về khoảng cách giữa các lối thoát nạn. Để khắc phục điều này, Thông tư 09/2023/TT-BXD đã quy định khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh xa nhất của chúng và phải lớn hơn hoặc bằng 07m.
Trường hợp khoảng cách này nhỏ hơn 07m thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng.
5. Nhà có độ cao PCCC từ 28 đến 50m được dùng thang bộ loại 3 làm lối thoát nạn
Theo quy định hiện hành, các buồng thang bộ loại L1 và cầu thang bộ loại 3 được phép bố trí trong các nhà thuộc tất cả các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao PCCC tới 28 m. Đặc biệt, Thông tư 09/2023/TT-BXD còn cho phép sử dụng cầu thang bộ loại 3 làm cầu thang thoát nạn trong các nhà có chiều cao PCCC từ trên 28 m đến 50 m với điều kiện phần thang bộ loại 3 từ trên 28 m phải được bảo vệ chống rơi ngã trên toàn bộ chiều cao các mặt thang hở ra ngoài trời.
6. Điều kiện để bố trí 1 lối thoát nạn với nhà có độ cao PCCC từ trên 21 đến 25m
Đây cũng là một trong những điểm mới về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình từ 01/12/2023.Theo đó, Quy chuẩn sửa đổi tại Thông tư 09/2023/TT-BXD cho phép bố trí một lối ra thoát nạn đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 21 m đến 25 m đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
>>> Xem thêm: Tại quận Hoàng Mai có bao nhiêu văn phòng công chứng thứ 7, chủ nhật với giá thành hợp lý, dịch vụ tốt?
– Diện tích mỗi tầng đang xét ≤ 150 m2;
– Số người lớn nhất trên mỗi tầng ≤ 15 người;
– Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;
– Nhà được bảo vệ bằng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động;
– Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ và các lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;
– Các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn an toàn cháy cho nhà và công trình.
Trên đây là giải đáp chi tiết về “Những quy định mới đáng chú ý về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>>> Tìm đối tác hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, yêu cầu có kinh nghiệm, làm việc uy tín, hợp tác lâu dài.
>>> Có trường hợp nào được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ công chứng ngoài trụ sở không?
>>> Chứng thực chữ ký là gì? Cần những điều kiện gì để chữ ký được công chứng, chứng thực?
>>> Tìm cộng tác viên viết bài trong lĩnh vực quảng bá du lịch. Yêu cầu cộng tác viên có kinh nghiệm, yêu thích du lịch khám phá.
>>> Dịch vụ công là gì? Các loại dịch vụ công ở Việt Nam
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch