Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức luôn có những quy định dành cho người lao động để họ tuân thủ và thực hiện theo. Nếu không chấp hành theo quy định tại nơi làm việc, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật. Vậy vi phạm kỷ luật là gì? Những ví dụ điển hình về vi phạm kỷ luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nên thực hiện ở đâu?

1. Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tuân thủ kỷ luật lao động. Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Theo đó, có thể hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.

Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động như sau:

– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.

– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Ví dụ về vi phạm kỷ luật: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Những rủi ro khi không làm hợp đồng thuê nhà trọ mà sinh viên cần biết để tránh.

Lưu ý:

– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Xem thêm:  Tài sản đang thế chấp có được kê biên hay không?

– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

1. Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ

2. Các trường hợp không được xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

– Đang bị tạm giữ, tạm giam.

– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

– Lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

– Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

>>> Xem thêm: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà tái định cư mua qua trung gian là bao nhiêu?

3. Thời hiệu, hình thức xử lý kỷ luật

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động là:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

Về thời hiệu, Điều 123 Bộ luật Lao động quy định:

– Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.

– Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật người lao động như trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Trên đây là thông tin về vi phạm kỷ luật là gì và ví dụ về vi phạm kỷ luật. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Nhặt được của rơi đem trả, có được thưởng không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật thực hiện ký hợp đồng sang tên nhà đến giá rẻ, uy tín tại Hà Nội

>>> Công chứng di chúc bằng văn bản có mất nhiều phí không? Công chứng ở đâu thì rẻ, uy tín tại Hà Nội?

>>> Cộng tác viên nhập liệu phải làm những công việc gì? Cần có những kỹ năng gì?

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký 

>>> Khám bệnh nghề nghiệp là khám những gì?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *