Định danh điện tử (ĐDĐT) có bắt buộc phải làm không? Những điều cần biết về ĐDĐT, định danh điện tử có bắt buộc phải làm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về nội dung này qua bài viết sau đây nhé!

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế lúc nào thì hợp pháp? Văn bản không công chứng có hiệu lực không? 

1. Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không?

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác trên ứng dụng VNeID – ứng dụng hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử.Việc đăng ký tài khoản ĐDĐT đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, tuy nhiên không phải quy định bắt buộc. Công dân có quyền đăng ký tài khoản ĐDĐT trên tinh thần tự nguyện.

Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không?

Cấp tài khoản ĐDĐT cho công dân là nội dung quan trọng trong Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Xa La địa chỉ công chứng ngoài giờ hành chính giá rẻ nhất Hà Nội 

Chính vì vậy, thời gian gần đây Công an các địa phương đang gấp rút tuyên truyền, vận động người dân đăng ký tài khoản ĐDĐT.

2. Tài khoản có những tính năng gì?

Tài khoản ĐDĐT của công dân Việt Nam được chia thành 02 mức độ theo quy định Nghị định 59/2022/NĐ-CP.

Hiện nay, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID được tích hợp các tính năng sau:

– Tài khoản định danh điện tử mức 1:

Cung cấp các thông tin cơ bản về:

  • Số định danh cá nhân;
  • Họ tên;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Giới tính.
Tài khoản có những tính năng gì?

Thông tin do tài khoản ĐDĐT mức 1 cung cấp có giá trị chứng minh trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.

Cách đăng ký tài khoản ĐDĐT mức 1 rất đơn giản, Công dân có thể tự làm tại nhà.

Khi đăng ký, kích hoạt tài khoản ĐDĐT mức 1 thành công, công dân có thể sử dụng để thực hiện các tính năng:

  • Khai báo y tế toàn dân
  • Thông báo lưu trú: Thủ tục thông báo lưu trú qua ứng dụng VNeID thực hiện ngay trên điện thoại rất dễ dàng.
  • Kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự: Công dân có thể kiến nghị, phản ánh về 17 hành vi vi phạm an ninh trật tự qua ứng dụng VNeID một cách kịp thời nhất mà không cần trực tiếp tới cơ quan Công an.
Xem thêm:  Bảo hiểm bắt buộc ô tô: Tất tật các quy định tài xế cần biết

– Tài khoản định danh điện tử mức 2

Tài khoản định danh điện tử mức 2 có đầy đủ thông tin cá nhân cơ bản như cấp độ 1, ngoài ra còn có thêm các thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung, vân tay. Vì vậy người dân cần trực tiếp tới cơ quan Công an để đăng ký.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật mà không thu thêm phụ phí?

Các chức năng có trên tài khoản định danh mức 1 đều được sử dụng ở tài khoản định danh mức 2. Tuy nhiên, tài khoản ĐDĐT mức 2 có giá trị sử dụng cao hơn. Cụ thể:

Tài khoản định danh điện tử mức 2 được sử dụng thay Căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.

Đồng thời, được tích hợp thêm các giấy tờ như: Hộ chiếu, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận tiêm chủng… có thể dùng để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.

Trên thực tế, các sân bay tại Việt Nam đã cho phép hành khách sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 thay cho thẻ Căn cước công dân để đi máy bay.

Sắp tới, tài khoản định danh điện tử mức 2 có thể còn được sử dụng như ví điện tử, thanh toán tiền điện, nước, trả lương hưu, trợ cấp…

Trên đây là giải đáp chi tiết về “Định danh điện tử có bắt buộc phải làm không? “. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng quận Thanh Xuân

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế bao gồm những bước gì? Làm tại cơ quan nhà nước mất khoảng thời gian là bao lâu? 

>>> Tìm đối tác hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại Phú Quốc. 

>>> Văn phòng nào tại quận Hoàn Kiếm công chứng ngoài trụ sở với giá thành rẻ? 

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Những điều cần lưu ý khi chứng thực chữ ký tại các văn phòng công chứng. 

>>> Văn bản hành chính là gì? Và những điều cần biết

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *