Đào được vàng xử lý như thế nào? Có phải nộp lại cho nhà nước không? Việc đào được vàng không phải là hiếm có trong đời sống hằng ngày. Vậy cụ thể khi đào được vàng thì xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực. Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng.
1. Là tài sản vô chủ
Tức là số vàng này đã bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu (theo khoản 1 Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, cần nói thêm là trường hợp này hầu như không tồn tại trong thực tế.
Khi số vàng đào được là vật vô chủ thì do vàng là động sản nên người đã phát hiện hoặc đang quản lý tài sản vô chủ có quyền sở hữu tài sản này trừ trường hợp luật có quy định khác (theo Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Tuy nhiên, trước đó, người đào được vàng phải thực hiện những việc sau đây:
- Thông báo/giao nộp cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã/công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai. Việc giao nộp này phải được lập thành văn bản.
- Cơ quan tiếp nhận giao nộp phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Và người phát hiện số vàng đó sẽ được sở hữu nếu sau 01 năm kể từ ngày thông báo mà không xác định được ai là chủ sở hữu. Nhà nước chỉ được sở hữu nếu tài sản đó là bất động sản và sau thời gian 05 năm kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu là ai.
Như vậy, có thể khẳng định, khi đào được vàng, người đào được không cần phải nộp cho Nhà nước nhưng người này cũng không được sở hữu ngay số vàng đó. Người đào được phải thực hiện thông báo công khai và sau 01 năm nếu không xác định được chủ sở hữu thì mới được sở hữu số vàng đào được này.
2. Là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
Theo Điều 229 Bộ luật Dân sự năm 2015, người tìm thấy vàng bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm thì phải thông báo/giao nộp cho UBND cấp xã/công an cấp xã nơi gần nhất/cơ quan nhà nước khác. Căn cứ vào loại tài sản để xác định quyền sở hữu như sau:
– Là di tích lịch sử – văn hóa: Thuộc về Nhà nước, người tìm thấy được hưởng một khoản tiền.
– Không phải là di tích lịch sử – văn hóa:
- Có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 18,0 triệu đồng) thì thuộc về người tìm thấy
- Có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở thì người tìm thấy được nhận số tiền bằng 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị vượt quá 10 lần mức lương cơ sở; phần còn lại thuộc về Nhà nước.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm có thực hiện công chứng ngoài trụ sở không?
Lưu ý: Việc tính giá trị tài sản là sau khi trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản.
Như vậy, Nhà nước chỉ sở hữu số vàng đào được nếu đó là di tích lịch sử – văn hóa hoặc 50% của số vàng có giá trị lớn hơn 18 triệu đồng (tại thời điểm hiện nay) sau khi đã trừ đi 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.
3. Đào được vàng à tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
Nếu thuộc trường hợp này thì theo Điều 230 Bộ luật Dân sự, tài sản sẽ được giải quyết như sau:
– Nếu biết địa chỉ người đánh rơi/bỏ quên: Thông báo/trả lại cho người đó.
– Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi/bỏ quên: Thông báo/giao nộp cho UBND cấp xã/công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai. Trong đó: Sau 01 năm kể từ gnày thông báo mà không xác định được chủ sở hữu thì sẽ xử lý tài sản bỏ quên/đánh rơi như sau:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể áp dụng
- Số vàng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở: Trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận được.
- Số vàng có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được hưởng 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở, phần còn lại sẽ thuộc về Nhà nước sau khi đã trừ đi chi phí bảo quản.
- Là di tích lịch sử – văn hóa: Thuộc về Nhà nước, người nhặt được sẽ hưởng tiền thưởng.
Có thể thấy, dù thuộc trường hợp nào thì vàng cũng là động sản nên không phải mọi trường hợp sẽ thuộc về Nhà nước mà chỉ có trường hợp giá trị số vàng đó lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở hoặc là di tích lịch sử – văn hóa.
Trên đây là giải đáp chi tiết về “Đào được vàng xử lý như thế nào? Có phải nộp lại cho nhà nước không? “. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>>> Những ai có thể thành lập văn phòng công chứng, điều kiện, thủ tục thành lập là gì?
>>> Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì?
>>> Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất bao gồm những gì? Nên thực hiện tại đâu?
>>> Công chức di chúc hết bao nhiêu tiền? Lúc nào thì nên đem di chúc đi công chứng?
>>> Không cần mua bảo hiểm tài sản khi vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch