Sau đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến đường 1 chiều và các biển báo đường một chiều mà mọi người tham gia giao thông cần nắm rõ để tránh bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.

>>> Xem thêm: Trước khi thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đất bên mua phải lưu ý gì?

1. Đường một chiều là gì? Kí hiệu đường 1 chiều

1.1. Thế nào là đường một chiều?

Theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, đường 1 chiều là đường chỉ cho đi một chiều.

Các phương tiện lưu thông trên đường này chỉ được được phép đi theo một chiều nhất định. Quy định này áp dụng đối với tất cả các phương tiện tham gia giao thông, trừ các xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Bởi khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật được phép đi vào đường ngược chiều. 

1. Đường một chiều là gì? Kí hiệu đường 1 chiều

1.2. Kí hiệu đường một chiều

Đường 1 chiều hiện không có ký hiệu cố định mà được nhận diện thông qua các biển báo giao thông báo hiệu đường một chiều bao gồm: Biển báo I.407a “Đường một chiều”, biển báo I.407b “Đường một chiều”, biển báo I.407c “Đường một chiều” và biển báo P.102 “Cấm đi ngược chiều”.

>>> Xem ngay: Phí công chứng giấy ủy quyền đăng kí hộ tịch mới nhất 2023

Để nhận biết đường một chiều một cách đơn giản, người tham gia giao thông trước hết cần quan sát tìm biển báo giao thông trước đoạn giao nhau.

Nếu đã đi vào đoạn đường đó rồi thì có thể nhìn xung quanh hướng bạn đang lưu thông xem rằng có xe đi cùng chiều với mình không. Nếu không có xe cùng loại xe với mình, khả năng cao bạn đã đi ngược với hướng mà đường cho phép lưu thông.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé vào nhà dân xung quanh để hỏi đường để chắc chắn đoạn đường phía trước có phải đường một chiều hay không. Đôi khi đang lưu thông trên đường mà có người vẫy tay và chỉ hướng ngược lại với bạn thì khả năng cao là họ đang cố gắng ra hiệu là bạn đang đi vào chiều cấm và nhắc bạn hãy quay xe lại ngay.

Xem thêm:  Hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử có phải là một không?


2. Phân biệt đường 1 chiều và đường hai chiều

Người tham gia giao thông có thể dễ dàng phân biệt đường một chiều và đường 2 chiều thông qua các tiêu chí sau đây:

Tiêu chíĐường một chiềuĐường hai chiều
Định nghĩaĐường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.
Biển báo  nhận diệnBiển báo I.407a,b,c “Đường một chiều” và biển báo P.102 “Cấm đi ngược chiều”. Biển báo W.204 “Đường 2 chiều” và Biển báo W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”
Số làn đườngCó thể có một hoặc nhiều làn đường, được ngăn cách bằng vạch kẻ đườngPhải có từ hai làn đường trở lên, được ngăn cách bằng vạch kẻ đường


3. Chạy xe trên đường 1 chiều cần lưu ý gì?

Khi quan sát thấy biển báo đường một chiều, các tài xế cần tham gia giao thông cần chú ý một số vấn đề sau:

1 – Chạy xe theo đúng hướng mà biển báo chỉ dẫn.

Theo hướng dẫn tại Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường 1 chiều chỉ cho phép phương tiện đi theo chiều mũi tên chỉ. Thấy biển báo cấm đi ngược chiều thì không được đi vào theo chiều đặt biển.

Các phương tiện di chuyển trên đường 1 chiều không được phép quay đầu xe.

Quy định về đường một chiều áp dụng với tất cả phương tiện, trừ xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ.

>>> Xem thêm: Công chứng di chúc để lại di sản thừa kế ngay tại nhà được không?

2 – Chú ý về sử dụng làn đường trên đường một chiều.

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nếu trên đường 1 chiều có nhiều làn xe được phân biệt bằng vạch kẻ đường thì các phương tiện phải di chuyển như sau:

– Xe thô sơ phải chạy trên làn đường bên phải trong cùng.

– Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng chạy trên làn đường bên trái.

3 – Không dừng đỗ, đỗ xe tùy tiện trên đường một chiều.

Theo điểm a khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện không được phép dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều.

3. Chạy xe trên đường một chiều cần lưu ý gì?


4. Tốc độ cho phép đi trên đường 1 chiều là bao nhiêu?

Theo Điều 6 và Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, các xe đi trên đường một chiều cần điều chỉnh tốc độ di chuyển như sau:

Xem thêm:  Sao y công chứng chỉ có thời hạn hiệu lực 6 tháng có đúng không?

* Tại khu vực đông dân cư:

Tốc độ tối đa cho phép chạy xe trên đường một chiều như sau:

Loại xeTốc độ tối đa
Đường 1 chiều có 02 làn trở lênĐường 1 chiều có 01 làn xe
– Ô tô- Xe mô tô hai bánh, ba bánh (không bao gồm xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, kể cả xe máy điện)- Máy kéo- Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô60km/h50km/h

* Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

Loại xeTốc độ tối đa
Đường 1 chiều có 02 làn trở lênĐường 1 chiều có 01 làn xe
Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn90km/h80 km/h
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)80 km/h70 km/h
Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)70 km/h60 km/h
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc60 km/h50 km/h

Trên đây là các thông tin về đường 1 chiều và những lưu ý khi tham gia giao thông trên đoạn đường này. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Sổ hồng là gì? 03 cách phân biệt sổ hồng với sổ đỏ cực dễ?

>>> Danh sách các văn phòng công chứng Hà Nội thực hiện chứng thực chữ ký số uy tín, nhanh chóng.

>>> Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng nhà đất

>>> Hướng dẫn thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

>>> Đã hưởng BHXH 1 lần có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *