Một trong những câu hỏi quan trọng liên quan đến thời gian nghỉ dưỡng sức là liệu thời gian nghỉ dưỡng sức có tính cả ngày lễ, Tết, thứ 7 và Chủ nhật không? Việc biết rõ về điều này sẽ giúp người lao động lên kế hoạch nghỉ dưỡng một cách hiệu quả và tránh các ngày không hoạt động được dự định. Hãy cùng Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu qua bài viết dưới đây
1. Chế độ nghỉ dưỡng sức dành cho người lao động nào?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, chế độ nghỉ dưỡng sức được áp dụng đối với những người lao động sau đây:
(1) Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian tối đa trong năm, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Căn cứ điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
(2) Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý hoặc do sinh con, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Căn cứ điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
(3) Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ trọn gói miễn phí tận nhà tại Hà Nội
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức có tính ngày lễ không?
Thời gian nghỉ dưỡng sức của người lao động tính cả ngày lễ. Bởi khoản 1 Điều 29, khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động đều khẳng định, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì toàn bộ thời gian nghỉ dưỡng sức này được tính cho năm trước.
Thời gian nghỉ dưỡng sức trong mỗi trường hợp được quy định như sau:
– Nghỉ dưỡng sức sau ốm đau: Từ 05 đến 10 ngày.
- Tối đa 10 ngày: Người mắc bệnh cần điều trị dài ngày.
- Tối đa 07 ngày: Người lao động bị ốm đau phải phẫu thuật.
- 05 ngày: Người lao động thuộc các trường hợp khác.
– Nghỉ dưỡng sức sau thai sản: Từ 05 đến 10 ngày.
- Tối đa 10 ngày: Lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày: Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày: Lao động nữ thuộc các trường hợp khác.
>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ cần lưu ý những vấn đề gì để tránh mất thời gian?
– Nghỉ dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật: Từ 05 đến 10 ngày.
- Tối đa 10 ngày: Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Tối đa 07 ngày: Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%.
- Tối đa 05 ngày: Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
3. Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính chủ nhật không?
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Tức thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh sẽ bao gồm cả ngày làm việc và ngày lễ, Tết và nghỉ hằng tuần.
Thực tế, ngày Chủ nhật hằng tuần thường được các doanh nghiệp lựa chọn làm ngày nghỉ hằng tuần cho nhân viên để họ có thời gian nghỉ ngơi sau 01 tuần làm việc vất vả.
Do đó, dù ngày Chủ nhật là ngày nghỉ hay ngày làm việc thì thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh vẫn sẽ tính cả ngày Chủ nhật.
>>> Xem thêm: Tuyển cộng tác viên bất động sản(Hoa hồng lên đến 75%)
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Thời gian nghỉ dưỡng sức có tính ngày lễ, Tết, thứ 7, Chủ nhật không?”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiếp tục xin nghỉ không lương sau khi kết thúc nghỉ thai sản được không?
>>> Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu và cần chuẩn bị gì?
>>> Đi lại khó khăn có được công chứng di chúc tại nhà không?
>>> Cách phân biệt sổ đỏ thật giả để tránh mất tiền oan trong mua bán nhà đất
>>> Mức phí công chứng di chúc tại nhà 2023
>>> Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật uy tín tại Hà Nội
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch