Bảo hiểm xã hội từ năm 2025 dự kiến sẽ có một số đối tượng không được rút BHXH một lần. Theo đó các quy định về bảo hiểm xã hội 1 lần tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Vậy cụ thể nội dung trên như thế nào?

>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực. Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng.

1. Phương án thứ nhất

Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:

Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Bảo hiểm xã hội theo phương án thứ nhất

Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến ngày 01/7/2025) không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH 1 lần trong các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).

Nếu phương án 1 được Quốc hội thông qua thì sẽ có 04 trường hợp người lao động không được rút BHXH 1 lần. Cụ thể như sau:

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm có thực hiện công chứng ngoài trụ sở không? 

(1) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

(2) Người lao động tham gia BHXH từ trước ngày 01/7/2025 có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm nhưng thời gian nghỉ việc chưa đủ 12 tháng, trừ trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

(3) Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025, trừ trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

(4) Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã đủ điều kiện hưởng lương hưu, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

2. Bảo hiểm xã hội theo phương án thứ hai

Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm xã hội theo phương án thứ hai

Thời gian đóng BHXH còn lại chưa hưởng BHXH 1 lần của người lao động được bảo lưu để người đó tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Xem thêm:  Đã ủy quyền cho người khác thì có tự bán đất được hay không

Nếu phương án 2 được Quốc hội thông qua thì dự kiến từ 01/7/2025 sẽ có 03 trường hợp người lao động không được rút BHXH 1 lần. Cụ thể bao gồm:

(1) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

(2) Người lao động có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm nhưng thời gian nghỉ việc hoặc ngừng đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 12 tháng, trừ trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

(3) Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã đủ điều kiện hưởng lương hưu, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại quận Hoàn kiếm? 

Cả hai phương án trên đều đang được xem xét. Tuy nhiên, tại Tờ trình 527/TTr-CP năm 2023, Chính phủ đánh giá về lâu dài, phương án 1 là lựa chọn tối ưu hơn phương án 2 khi có thể từng khắc phục được tình trạng ồ ạt rút BHXH một lần.

Mặt khác, do đề xuất này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn của người lao động.

Dẫu vậy, đây mới chỉ là đề xuất của Chính phủ chứ chưa phải quy định chính thức. Do đó, ở thời điểm hiện tại, việc giải quyết hưởng BHXH 1 lần vẫn được tiếp tục được thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trên đây là giải đáp chi tiết về “Tài sản vô chủ và tài sản không xác định được chủ sở hữu khác nhau như thế nào? “. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Tuyển dụng viên chức đặc biệt trong trường hợp nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Những ai có thể thành lập văn phòng công chứng, điều kiện, thủ tục thành lập là gì?

>>> Ở quận Đống Đa văn phòng công chứng nào chuyên làm các dịch vụ giấy tờ nhà đất, dịch vụ làm sổ đỏ uy tín?

>>> Thủ tục công chứng bao gồm những bước gì? Điều kiện để làm thủ tục công chứng là gì?

>>> Hiện nay văn phòng nào có phí công chứng rẻ nhất tại quận Hai Bà Trưng?

>>> Tài sản vô chủ và tài sản không xác định được chủ sở hữu khác nhau như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *