Người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, chứng nhận VietGAP đã ra đời để đáp ứng được điều này. Vậy VietGAP là gì? Các tiêu chí cần có để được cấp giấy chứng nhận VietGAP là gì? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Xem thêm: Cập nhật mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua nhà ở xã hội theo quy định mới 2023. 

1. VietGAP là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi tại Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT có định nghĩa:

VietGAP (Viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices) là một tiêu chuẩn hay quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành đối với từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi.

Trong đó, Gap (Good Agricultural Practices) là bao gồm các tiêu chí do tổ chức, quốc gia hay nhóm quốc gia ban hành nhằm hướng dẫn cho người sản xuất áp dụng để bảo đảm cho sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Chứng nhận VietGAP là những hoạt động đánh giá và xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với các sản phẩm được sản xuất phù hợp với các tiêu chí và yêu cầu của VietGAP.

2. Các hình thức đánh giá chứng nhận VietGAP

Việc đánh giá chứng nhận VietGAP sẽ do tổ chức chứng nhận VietGAP đảm nhận và được nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Các hình thức đánh giá chứng nhận VietGAP theo Điều 14 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT gồm có:

– Đánh giá lần đầu: Áp dụng sau khi các cơ sở sản xuất ký kết hợp đồng chứng nhận VietGAP

– Đánh giá hành động khắc phục: Áp dụng sau khi đã được đánh giá nhưng vẫn chưa đủ điều kiện được cấp hoặc duy trình hoặc mở rộng giấy chứng nhận VietGAP

– Đánh giá lại: Áp dụng với cơ sở sản xuất yêu cầu được cấp lại giấy chứng nhận VietGAP

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đâu? Công chứng mất bao lâu?

– Đánh giá giám sát định kỳ: Sau khi được cấp giấy chứng nhận VietGAP: Các cơ sở sản xuất sẽ được đánh giá giám sát định kỳ (Có báo trước) hoặc đột xuất (Không báo trước) và số lần đánh giá giám sát sẽ do tổ chức chứng nhận quyết định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để đảm bảo việc duy trì VietGAP của cơ sở sản xuất.

Lưu ý: Đánh giá đột xuất được thực hiện đối với các trường hợp sau:

  • Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất đã không tuân thủ theo các quy định của VietGAP.
  • Khi có phát hiện các sản phẩm được chứng nhận VietGAP không còn đảm bảo được chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước.

3. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGAP là gì?

Để đạt được chứng nhận VietGAP theo Tiêu chuẩn quốc gia số TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) – Phần 1: Trồng trọt, các tổ chức sản xuất cần đạt được 4 điều kiện sau:

  • Về kỹ thuật sản xuất: Đây là điều kiện đầu tiên của chứng nhận VietGAP, bao gồm các tiêu chí: Phương thức canh tác, thu hoạch, những tiêu chuẩn về hạt giống, con giống, nguồn nước và nguồn đất.
  • Về môi trường làm việc: Môi trường làm việc cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn lao động theo quy định nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng sức lao động và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe người lao động.
  • Về nguồn gốc sản phẩm: Toàn bộ sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc để đảm bảo chất lượng và giúp cho việc kiểm tra xuất xứ của sản phẩm.
3. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGAP là gì?

4. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP

Một cơ sở sản xuất muốn có chứng nhận VietGAP cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và thực hiện hoàn thành thủ tục theo trình tự sau:

Xem thêm:  Ô nhiễm môi trường, hậu quả và cách khắc phục

– Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 trong Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT gồm các giấy tờ:

  • Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu được cung cấp trong Thông tư.
  • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao có công chứng hoặc bản photo có kèm bản gốc để đối chiếu).
  • Sổ tay chất lượng được ban hành phù hợp với TCVN 7451: 2014, gồm có: Bản hướng dẫn hồ sơ đăng ký; trình tự, thời gian đánh giá, cấp, cấp lại, gia hạn, mở rộng phạm vi của giấy chứng nhận VietGAP; công tác giám sát sau chứng nhận; cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP; tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác.
  • Mẫu giấy chứng nhận VietGAP của tổ chức sản xuất có nội dung theo hướng dẫn tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.
  • Danh sách các chuyên gia đánh giá theo mẫu được quy định tại Phụ lục IV của Thông tư kèm theo một bản sao của bằng hoặc chứng chỉ đào tạo dùng để chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong Khoản 1, 2 Điều 6 trong Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.
  • Kết quả hoạt động chứng nhận đã được thực hiện trong lĩnh vực muốn đăng ký (Nếu có).

– Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho các cơ quan cung cấp chứng nhận VietGAP được chỉ định quy định tại Điều 4 trong Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.

  • Tổng cục Thủy sản: cấp chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực thủy sản
  • Cục Chăn nuôi: cấp chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi

– Bước 3: Sau khi cơ quan chỉ định đã tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và hướng dẫn tổ chức sản xuất bổ sung hoàn thiện hồ sơ (Nếu cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (Nếu cơ sở sản xuất nộp qua bưu điện).

>>> Công chứng văn bản thừa kế di sản tại nhà riêng hết bao nhiêu tiền?

– Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi hồ sơ hoàn thiện được nộp, cơ quan chỉ định sẽ thành lập đoàn đánh giá từ 3 đến 5 thành viên và tiến hành việc đánh giá theo đúng quy định tại Điều 9 trong Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.

Xem thêm:  Không kê khai hóa đơn đầu vào có bị phạt không?

– Bước 5: Sau khi đã đánh giá xong, đoàn đánh giá sẽ gửi báo cáo đánh giá về lại cho cơ quan chỉ định. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được báo cáo đánh giá, cơ quan chỉ định sẽ xem xét và đưa ra quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP.

Nếu kết quả đánh giá của cơ sở sản xuất không đủ điều kiện, cơ quan chỉ định sẽ thông báo và nêu rõ lý do.

6. Kết luận

Trên đây là VietGAP là gì? Các tiêu chí cần có để được cấp giấy chứng nhận. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ, chính xác các thông tin về VietGAP và những tiêu chí, giấy tờ cần có để một cơ sở sản xuất đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Hướng dẫn cách đọc thông tin trên sổ đỏ để nhận diện sổ đỏ thật giả

>>> Phí công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất bên nào phải trả?

>>> Những trường hợp nào được miễn phí công chứng di chúc?

>>> Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà chung cư bên mua hay bên bán phải nộp?

>>> Không kê khai hóa đơn đầu vào có bị phạt không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *