Phong cách ngôn ngữ (PCNN)là gì? Những điều cần biết về phong cách ngôn ngữ. Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu thêm về nội dung này nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không? 

1. Phong cách ngôn ngữ là gì?

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt ngôn ngữ thông qua việc nói hoặc viết để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng và mục đích giao tiếp. Những điểm đặc thù về phương pháp diễn đạt đã chia ra 6 loại phong cách ngôn ngữ phổ biến.

2. Những phong cách ngôn ngữ phổ biến nhất

Dù các PCNN có nhiều sự đa dạng nhưng nhìn chung, chúng có 6 loại phổ biến. Đó là: Sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, báo chí, hành chính, khoa học.

2.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là hình thức diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mang những nét đặc trưng trong giao tiếp giữa bạn bè, hàng xóm, gia đình,…

Những phong cách ngôn ngữ phổ biến nhất

Ngoài giao tiếp hàng ngày, PCNN sinh hoạt còn được dùng trong các dạng văn bản như: Nhật ký, bản ghi chép, thư, tin nhắn văn bản,…

PCNN sinh hoạt sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Cụ thể về những yếu tố như: Không gian, thời gian, hoàn cảnh, nhân vật, nội dung, cách thức. Cụ thể là trong nội dung được đề cập, các yếu tố trên có thể dễ dàng xác định do nội dung được trình bày đơn giản, dễ hiểu.
  • Cảm xúc của người diễn đạt được thể hiện rõ ràng qua giọng điệu (khi nói) hay dùng các trợ từ (giúp nhấn mạnh nội dung), thán từ (biểu hiện tâm trạng), dùng linh hoạt các kiểu câu,..
  • Mang dấu ấn cá nhân của mỗi người trong mỗi lời nói và câu chữ.

2.2 Phong cách ghệ thuật 

PCNN nghệ thuật là hình thức diễn đạt  có sự sắp xếp, lựa chọn và mài giũa ngôn ngữ, cấu trúc nhằm tạo nên giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ. Phong cách này được dùng trong các tác phẩm nghệ thuật: truyện, thơ, kịch,…  Mang đến ấn tượng và cảm xúc cao cho người tiếp nhận.

>>> Xem thêm: Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Học gì để làm dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ? 

PCNN nghệ thuật sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Hình tượng hóa nhân vật để tạo ra sự liên tưởng cho độc giả. Tác giả thường sử dụng các biện pháp ẩn dụ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…
  • Tính truyền cảm cao ở vai trò tạo ra cảm xúc và ấn tượng mãnh liệt đến người đọc và người nghe.
  • Tương tự như PCNN sinh hoat, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cũng mang dấu ấn cá nhân riêng của người nói hay người viết (tác giả).
Xem thêm:  Luật chuyển giới dự thảo chuyển giới một lần

2.3 Phong cách chính luận

PCNN chính luận là hình thức diễn đạt dùng trong văn bản chính luận hay phát biểu trong các hội nghị, cuộc họp, hội thảo,… Dạng phong cách này thường để trình bày, bàn luận, đưa ra đánh giá về sự kiện, vấn đề mang tính thời sự như chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng.

Những phong cách ngôn ngữ phổ biến nhất

PCNN chính luận sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Chỉ được dùng trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị và xã hội.
  • Thể hiện công khai và rõ ràng quan điểm của người nói hay viết về các vấn đề thời sự. Vì thể sẽ không sử dụng các từ ngữ mơ hồ, thiếu mạch lạc hay dùng các câu cú phức tạp dẫn đến hiểu sai ý nghĩa.
  • Lời nói, văn bản phải mang tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. Điều này được thể hiện ở việc văn bản/lời nói có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng. Bên cạnh đó trong văn bản chính luận, các câu từ được liên kết chặt chẽ với nhau (tuy/nhưng, để, do đó, vì vậy,…)
  • Lời nói, văn bản có tính thuyết phục và truyền cảm cao. Điều này được thể hiện thông qua giọng văn hùng hồn, lý lẽ thuyết phục, thể hiện thái độ của người viết/nói.

2.4 Phong cách ngôn ngữ báo chí 

Phong cách ngôn ngữ chính luận là hình thức diễn đạt dùng trong trong các dạng văn bản báo chí hay thời sự cả trong nước và ngoài nước. Mục đích của dạng ngôn ngữ này là để cung cấp thông tin, tin tức về các vấn đề xã hội hay thể hiện chính kiến của tờ báo và nhóm đông độc giả từ đó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể áp dụng

Phong cách báo chí tồn tại ở 02 dạng là dạng nói (phỏng vấn, phát thanh, thời sự, thuyết minh,..) hay dạng viết (bài báo).

Phong cách ngôn ngữ báo chí sẽ mang những đặc trưng sau đây:

  • Mang tính chính xác, cập nhật mới nhất về sự kiện, sự việt, nhân vật, địa điểm, thời gian diễn ra,..
  • Khối lượng thông tin mang đến cao nhưng được thể hiện bằng lời văn ngắn gọn, súc tích.

3. Tổng hợp cách phân biệt các phong cách

Phong cáchNhận biếtĐặc điểm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtDạng nói (Sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và không mang quá nhiều nghi thức.Dạng viết (nhật ký, thư từ, tin nhắn,…)Tính cụ thể;Tính cảm xúc;Dấu ấn cá nhân.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuậtVăn bản tự sự như truyện, hồi ký, phê bình văn học,..Văn bản trữ tình như thơ, ca dao, vè,..Kịch, chèo, tuồng,..Hình tượng bằng ngôn ngữ và biện pháp tu từ;Tính truyền cảm;Dấu ấn cá nhân.
Phong cách ngôn ngữ chính luận– Nghị quyết, nghị định, thông báo Nhà nước,…- Các bài phát biểu của lãnh đạo, các tổ chức liên quan đến chính trị, xã hội,..Liên quan đến chính trị và xã hội;Không sử dụng từ ngữ mơ hồ, phức tạp;Mang tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận;Tính thuyết phục và truyền cảm cao.
Phong cách ngôn ngữ báo chíBài báo điện tử/báo in  (Báo tuổi trẻ, báo người lao động,…)Ngôn ngữ đài phát thanh, đài truyền hình.Thông tin chính xác và cập nhật mới nhất;Lời văn súc tích.
Phong cách ngôn ngữ hành chínhVăn bản quy phạm pháp luật: Nghị định, thông tư, chỉ thị, luật,…Văn bản hành chính: đơn từ, công văn, hợp đồng, báo cáo,…Các văn bản hành chính chuyên ngành.Tuân theo khuôn mẫu;Không dùng biện pháp tu từ, ẩn ý, không tùy ý thay đổi nội dung. Chính xác ở từng câu chữ;Không thể hiện quan hệ hay tình cảm giữa cá nhân.
Phong cách ngôn ngữ khoa họcDạng viết: luận án, tiểu luận, sách giáo khoa, giáo trình, bài báo khoa học,…Dạng nói: ngôn ngữ giảng bài, thảo luận khoa học, phát biểu về chuyên đề khoa học,…Ngôn ngữ mang tính khái quát, trừu tượng, sử dụng từ ngữ chuyên ngành;Tính lý trí logic cao;Sắc thái ngôn ngữ trung hòa, ít cảm xúc.

Trên đây là giải đáp chi tiết về “Phong cách ngôn ngữ là gì? Những điều cần biết về phong cách ngôn ngữ”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Làm từ thiện nhiều có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Những điều cần lưu ý khi chứng thực chữ ký tại các văn phòng công chứng. 

>>> Văn phòng nào tại quận Hoàn Kiếm công chứng ngoài trụ sở với giá thành rẻ? 

>>> Tìm đối tác hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại Phú Quốc.

>>> Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế bao gồm những bước gì? Làm tại cơ quan nhà nước mất khoảng thời gian là bao lâu? 

>>> Vay vốn giải quyết việc làm và những điều cần biết

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *