Luân phiên nghỉ việc là gì? Người lao động cần làm gì khi bị công ty cho luân phiên nghỉ việc? Hãy cùng đọc bài viết sau của chúng tôi để hiểu thêm về nội dung này. Người lao động sẽ biết cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhé!

>>> Xem thêm: Nhờ người thân làm thủ tục xin cấp sổ đỏ hộ có được không? Làm thủ tục tại cơ quan nhà nước nào? 

1. Cho công nhân nghỉ vì hết việc có phải trả lương không?

Trường hợp công ty chủ động cho người lao đọng nghỉ làm khi hết việc thuộc trường hợp ngừng việc không do lỗi của người lao động.

Cho công nhân nghỉ vì hết việc có phải trả lương không?

Căn cứ khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019, nếu ngừng việc vì lý do kinh tế thì người lao động và người sử dụng lao động được thỏa thuận về tiền lương trong thời gian ngừng việc chứ không buộc phải trả lương theo hợp đồng lao động.

Như vậy, trường hợp công ty hết việc chủ động cho công nhân nghỉ việc thì vẫn phải trả lương.

Tiền lương được trả trong thời gian nghỉ khi công ty hết việc được xác định theo tiền lương ngừng việc quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động. Cụ thể như sau:

– Ngừng việc không quá 14 ngày làm việc: Tiền lương do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

VùngMức lương tối thiểu vùng
Vùng I4.680.000 đồng/tháng
Vùng II4.160.000 đồng/tháng
Vùng III3.640.000 đồng/tháng
Vùng IV3.250.000 đồng/tháng

– Ngừng việc trên 14 ngày làm việc:

Tiền lương do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo:

  • Tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Tiền lương từ ngày thứ 15 trở đi do các bên tự thỏa thuận mà không bị giới hạn mức tối thiểu cũng như mức tối đa.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Khuất Duy Tiến có thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật không?

Nếu tự cho người lao động ngừng việc mà không không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 05 đến 50 triệu đồng, tùy vào số lượng người lao động bị xâm phạm quyền lợi (theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

2. Cho nhân viên luân phiên nghỉ việc có được không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, việc nghỉ làm không lương chỉ áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:

Xem thêm:  Thủ tục thay đổi họ tên cho người trên 18 tuổi thực hiện thế nào?

(1) – Người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động.

(2) – Người lao động chủ động xin nghỉ khi người thân kết hôn, chết theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động.

(3) – Trường hợp ngừng việc do lỗi của người lao động theo khoản 2 Điều 99 Bộ luật Lao động.

(4) – Khi hai bên thỏa thuận hoặc xảy ra sự kiện thuộc các trường hợp phải tạm hoãn hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động.

Cho nhân viên luân phiên nghỉ việc có được không?

Với các quy định trên, công ty không được yêu cầu nhân viên nghỉ không lương chờ việc vì lý do có ít đơn hàng.

Lúc này, nếu tình hình tài chính của công ty quá khó khăn, người sử dụng lao động cần chủ động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ làm không lương trong thời gian chờ việc.

Nếu người lao động không đồng ý thì người sử dụng lao động vẫn phải trả tiền lương ngừng việc cho người đó.

Trường hợp cố tình cho nhân viên nghỉ việc không lương khi ít đơn hàng, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính về lỗi không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể áp dụng

– Phạt từ 05 đến 10 triệu đồng: Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 01 người đến 10 người lao động;

– Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng: Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 11 người đến 50 người lao động;

– Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng: Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 51 người đến 100 người lao động;

– Phạt từ 30 đến 40 triệu đồng: không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho 301 người lao động trở lên.

Trên đây là giải đáp chi tiết về “Luân phiên nghỉ việc là gì? Người lao động cần làm gì khi bị công ty cho luân phiên nghỉ việc?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng tại quận Hoàn Kiếm

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Nên công chứng hợp đồng mua bán nhà tại văn phòng công chứng nào để nhận được dịch vụ công chứng uy tín, nhanh gọn nhất? 

>>> Trung bình hiện nay giá phí công chứng mua bán nhà tại các văn phòng công chứng là bao nhiêu? 

>>> Những điều cần lưu ý khi thực hiện dịch vụ công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại các văn phòng công chứng. 

>>> Ở quận Đống Đa văn phòng công chứng nào chuyên làm các dịch vụ giấy tờ nhà đất, dịch vụ làm sổ đỏ uy tín? 

>>> Luật kinh doanh bất động sản có điểm gì mới

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *